BANNER

n2

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Google Cập Nhật Pr Tháng 8/2013 Và Những Từ Khóa Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất

Tôi quá chán để kiểm tra và nhìn vào pagerank trang web của tôi. Chi còn 1 ngày nữa là tròn 6 tháng kể từ lần cập nhật PR lần thứ nhất trong năm ( 4/2/103 ). Đến giờ này site Tygiavang.vn của tôi vẫn PR là n/a.
[IMG]

Giờ này không ai biết Google sẽ cập nhật Page rank khi nào. Điều gì đã xảy ra với Google? Tại sao đã gần tròn 6 tháng rồi mà chưa thấy dấu hiệu cập nhật gì. Tại sao Google vẫn chưa cập nhật PR ?…
Lần cập nhật PR tiếp theo sẽ xảy ra khi nào?
Các lời đồn đoán kéo dài từ giữa tháng 5/2013 và đến tận hôm nay 3/8/2013. Nhưng chỉ là các giả thuyết và hàng ngàn quan điểm về PR, tầm quan trọng của PR, cũng như quan điểm bất mãn của các SEOer về Google Pagerank.

Giờ này, cá nhân tôi cũng chẳng buồn đưa ra dự đoán nữa và quan tâm đến nó nữa. Muốn bao giờ nó cập nhật cũng được. Còn các bạn thì sao? Có thể như tôi, hoặc cũng có thể rất quan tâm. Đặc biệt nhiều người đang muốn chứng minh kết quả của họ trong việc phát triển website trong suốt thời gian qua. Và thành quả đó có đúng như kỳ vọng và công sức họ bỏ ra hay không.
Để chứng minh điều đó, tôi đã kiểm tra lại Analytics một số site về SEO của tôi. Khá thú vị khi thấy những từ khóa được tìm kiếm nhiều trong 3 tháng qua liên quan đến việc cập nhật Pagerank của Google.

Vậy, những từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất vừa qua?

1, Google pagerank update
2, Google cập nhật Pagerank
3, Google Update PR
4, Google cập nhật pagerank trong tháng 7
5, Google cập nhật PR trong tháng 6
6, Khi nào Google sẽ cập nhật Pagerank
7, Google cập nhật Pagarank trong tháng 8
8, Google sẽ cập nhật PR trong tháng 8

Từ đó, tôi thấy sự quan tâm và háo hức chờ đợi đợt Google cập nhật PR lần thứ 2 trong năm 2013 của Google vẫn có sức hút. Vẫn được nhiều SEOer quan tâm và tìm kiếm thông tin.

Và bạn có còn quan tâm và chờ đợi đợt Update Pagerank nữa hay không? Bạn sẽ tìm kiếm bằng từ khóa nào để biết được thông tin đó?

Hãy chia sẻ cho tôi và mọi người tại đây, để tôi tiếp tục bổ sung thêm vào danh sách các từ khóa được tìm kiếm nhiều.
>> Xem thêm: Lịch sử cập nhật PR của Google

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

SEO là gì

Rất nhiều người thắc mắc SEO là gì, rất nhiều người truy cập vào Google tìm kiếm với cụm từ seo la gi, vậy rốt cuộc SEO là gì? 4 định nghĩa từ 4 nguồn khác nhau và bạn hãy trải nghiệm theo cách mình cho là đúng nhất.

SEO la gi

SEO là gì theo định nghĩa của chính Google

Chúng tôi trích đăng nguyên văn

"SEO is an acronym for "search engine optimization" or "search engine optimizer." Deciding to hire an SEO is a big decision that can potentially improve your site and save time, but you can also risk damage to your site and reputation. Make sure to research the potential advantages as well as the damage that an irresponsible SEO can do to your site."

Bạn có thể tham khảo chi tiết tại http://www.google.com/support/webmasters/bin/answer.py?hl=en&answer=35291

SEO là gì theo định nghĩa từ Bách khoa Toàn thư mở WIKIPEDIA

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (viết tắt của search engine optimization) là quá trình tối ưu nội dung text và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet. Đơn giản hơn có thể hiểu SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

Tham khảo chi tiết tại http://vi.wikipedia.org/wiki/SEO

SEO là gì định nghĩa theo cách "bình dân"

Google tại Việt Nam quá phổ biến, khi muốn tìm thông tin gì đó việc đầu tiên là anh ta truy cập vào Google và nhập vào cụm từ muốn tìm kiếm. Từ đó, làm sao khi người duyệt web nhập vào một cụm từ có liên quan đến lĩnh vực, sản phẩm hay dịch vụ và Google trả về kết quả có website của họ trên trang nhất gọi là SEO.

Và ...

SEO là gì theo cách định nghĩa của riêng CTIT


1. Xu hướng sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao
Bạn có biết đến thời điểm bạn đọc bài viết này thì tại Việt Nam đã có gần 40 triệu người sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao (ADSL) và có số này đang tăng lên từng ngày, từng giờ.

2. Xu hướng Google
Google đã trở thành động từ. Bạn có bao giờ hỏi một người bên cạnh mình về vấn đề gì đó, anh ta quay lại bảo bạn "Google đi!".

3. Xu hướng mua sắm trực tuyến
Đã có một sự chuyển dịch rất lớn đặc biệt trong giới trẻ Việt Nam, khi họ muốn tìm một công ty nào, khi họ muốn mua một sản phẩm gì hay họ muốn sử dụng một dịch vụ nào đó đã không còn cái việc chạy khắp nơi đến các công ty, đi khảo sát từng cửa hàng hay phải lang thang trên nhiều quầy hàng trong các siêu thị để lựa chọn. Họ lên mạng, tìm thông tin liên quan đến nhu cầu của họ, chọn lựa và đặt hàng. Sản phẩm sẽ được mang đến tận nơi hoặc sẽ có người tư vấn tận nhà trong khi họ vẫn ung dung làm một việc khác.

Từ 3 xu hướng nói trên, bạn thấy một điều rất rõ là bạn có một lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ lớn và lượng khách hàng tiềm năng này còn là khách hàng mục tiêu của bạn vì chỉ khi họ cần biết thông tin, họ cần mua sắm hay sử dụng dịch vụ thì họ mới tìm chính xác những từ ngữ có liên quan ở các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google.

Dĩ nhiên CTIT sẽ làm SEO theo đúng như các chỉ dẫn của công cụ tìm kiếm để khi người duyệt web gõ vào những từ khóa phù hợp sẽ trả về kết quả có website của bạn trên trang nhất. Nhưng đó mới chỉ là phần đầu của câu chuyện SEO là gì của CTIT.

Phần 2 của câu chuyện này là giải quyết việc khi bạn nằm trên trang nhất thì liệu những khách hàng mục tiêu nói trên có click chuột vào website của bạn hay họ click chuột vào một trong 9 website cùng nằm trên trang nhất giống như bạn.

Chúng tôi không quên phần kết của một câu chuyện có hậu. Vâng, câu chuyện SEO là gì thực sự có hậu khi người ta biết đến bạn, click chuột vào "thăm bạn" và từ đó họ sẽ liên hệ hoặc mua hàng từ website của bạn.

Và đó là định nghĩa SEO là gì của riêng CTIT.

Bạn có muốn cùng chúng tôi tạo nên một câu chuyện thật hay và kết thúc thật ngọt ngào? Hãy xem Giải pháp SEO trọn gói của chúng tôi.

CTIT – Nhà cung cấp giải pháp SEO chuyên nghiệp
Từ khóa:


Tổng kết thú vị về cách kiếm tiền của 100 gia đình giàu nhất VN

Khi viết cuốn “Ai là người giàu nhất Việt Nam?”, tôi có một thuận lợi là hầu hết những người giàu ở nước mình đều coi tôi như bạn bè vì họ tài trợ cho các cuộc thi lớn, trong đó có cuộc thi hoa hậu VN.
Chính nhờ thuận lợi này nên tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về họ. Ngoài chân dung những người làm ăn phát đạt, tôi đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cách thức làm ăn, tìm hiểu xem họ làm giàu từ đâu? Tôi cũng tìm hiểu thêm về các tỷ phú, những người siêu giàu trên thế giới để từ đó so sánh ở Việt Nam ta làm ăn có khác với họ không?
Giàu nhanh, sa sút cũng nhanh
Nhiều dự báo của tôi cũng như các chuyên gia qua các bài viết về người giàu Việt Nam, nhất là về bất động sản xem ra là đúng với hiện nay!
Tuy nhiên, ở xứ ta, câu trả lời thật chính xác về nguyên nhân làm giàu của họ, họ làm giàu từ đâu là rất khó.
 
Số liệu thống kê của 30 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán có trên 26% từ đất đai.

Bởi nhiều người giàu không lên sàn, cả những người đã lên sàn chứng khoán cũng luôn có sự biến đổi, luôn có sự chuyển đổi từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác, khó xác minh. Đó là chưa kể sự thiếu minh bạch vốn đang tồn tại dai dẳng ở nước ta mà công luận đang lên tiếng.
Ngay cả các thứ đã công khai, các số liệu, các loại thông tin, cả thông tin chính thống nhiều khi cũng chỉ đúng
Rớt 24 bậc trong top đại gia, ông Đặng Văn Thành còn bao nhiêu tiền?
Rớt 24 bậc trong top đại gia, ông Đặng Văn Thành còn bao nhiêu tiền?
 Những tỷ phú Việt được vinh danh trên báo nước ngoài
Những tỷ phú Việt được vinh danh trên báo nước ngoài
TS Alan Phan: Tôi biết nhiều người Việt giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng
TS Alan Phan: Tôi biết nhiều người Việt giàu hơn ông Phạm Nhật Vượng
Đại gia Việt, ai bằng Trầm Bê?
Đại gia Việt, ai bằng Trầm Bê?
một phần.
Như vậy, gần 1/3 người giàu ở Việt Nam hoàn toàn từ bất động sản. Đó là chưa tính những người có một phần, hay một nửa từ đất đai. Nếu tính chuẩn, tính hết, có thể nói hai phần ba người giàu ở nước ta là từ đất, từ “ông thần thổ địa” một thời bị lãng quên.
Tỷ như ông Phạm Nhật Vượng, người Việt Nam duy nhất hiện nay được tạp chí danh tiếng Forbes đưa vào danh sách tỷ phú trên thế giới với tài sản 1,5 tỷ USD (đứng thứ 974). Ông Vượng khởi nguồn từ sản xuất thực phẩm ăn nhanh và đất đai ở xứ người. Nhưng, khi trở về Việt Nam, ông đầu tư chủ yếu vào bất động sản. 
Hay ông Đoàn Nguyên Đức, khởi nguồn từ sản xuất, chế biến gỗ, nhưng cuối cùng, vẫn là bất động sản.
Sở dĩ năm qua có nhiều đại gia giảm tài sản (trên sàn) đến mấy chục phần trăm cũng là do thị trường bất động sản đóng băng, hạ giá rất nhiều vẫn ít người mua. Đây là lĩnh vực giàu lên rất nhanh, cũng là lĩnh vực sa sút nhanh, thậm chí có nhiều người bị phá sản, rơi vào cảnh nợ nần...
Như tôi đã nhiều lần nói đến, suốt một thời gian dài, do chiến tranh, do cơ chế quan liêu bao cấp, do triết lý “kinh tế tiểu nông hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản...”, mà một thời ta coi tư bản như kẻ thù, nên ăn cơm tập thể, ở nhà lắp ghép tập thể do nhà nước phân phối, đất đai là của hợp tác, dần dần trong tư duy của người dân, đất đai chẳng để làm gì...
Cho đến khi công cuộc đổi mới bắt đầu, công nhận tư hữu, chủ trương kinh tế nhiều thành phần (chứ không phải chỉ có một thành phần là tập thể, là công hữu về tư liệu sản xuất).
Làm giàu một cách bền vững
Đó là thời điểm vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà hàng triệu người còn ngơ ngác trước một cơ chế mới mà ta gọi là “cơ chế thị trường”, hầu như tất cả đang ở trên những căn hộ tập thể nhiều tầng với các dãy “chuồng cọp”, chưa kịp nhìn xuống đất, chưa kịp nhớ tới việc ngàn đời nay ông cha ta thường nói về một “mảnh đất cắm dùi” mà nhiều năm qua không ai dám nói đến...
Chính vào thời điểm đó một số người có đầu óc nhạy bén, có một ít tiền tích luỹ được (nhiều người tích lũy từ nước ngoài) liền nghĩ tới đất đai. Mua đất, mua nhà, lấp ao, san vườn... với giá rất rẻ, còn rẻ như cho.
Tiếp đến là biến những khu đất “vàng” ở trung tâm thành phố mà trước đó là khuôn viên nhà máy, xí nghiệp, hay các chung cư cũ nát... thành khách sạn siêu thị, thành các tòa nhà hiện đại để cho các công ty nước ngoài, hay tập đoàn trong nước thuê, hoặc bán đứt cho các ngân hàng, các cơ sở kinh doanh...
Phải nói rằng nhiều người giàu ở ta làm ăn chính đáng, kể cả họ làm giàu từ đất đai, từ bất động sản. Nhưng, cũng có không ít người như báo chí đã đưa tin, họ thiếu trung thực, họ lươn lẹo, ma mãnh thậm chí lừa đảo trong làm ăn, dùng nhiều thủ đoạn bất chính mà công luận đã lên tiếng phản ứng.
Khi có chủ trương cho phân lô, bán nền, các nhà đầu tư bất động sản liền ồ ạt xây nhà ở, xây chung cư cao cấp, vì chỉ cần đầu tư ban đầu, chỉ cần san, lấp được cái nền và có bản vẽ “Khu nhà tương lai” là người ta đổ xô nhau mua.
Mua không phải để ở mà để đầu cơ vì ai cũng nghĩ rằng “người thì ngày càng đẻ thêm nhưng đất đai vẫn vậy...”. Dẫn đến tình trạng giá đất, giá nhà đội lên cao vùn vụt...
Bởi vậy, khi thị trường bất động sản đóng băng, nhiều biệt thự nói như một số bài báo là “biệt thự triệu đô cho... chuột ở”.
Làm ăn từ các dự án “nuốt dân” khó bền vững
Ngoài nhiều dự án của nhiều chủ đầu tư làm ăn chính đáng, cũng không ít dự án tiêu cực. Do “cơ chế” về đất đai ở nước ta còn rất nhiều kẽ hở, nên đã xuất hiện nhiều dự án mà báo chí gọi là “dự án nuốt đất của dân”, tức là biến đất đai - tài sản công thành tài sản tư một cách “hợp pháp”.
Đó là những người biết chớp “thời cơ” khi đất đai còn rẻ, còn sẵn, còn xin cho... để kiếm lời. Nhưng, cái gì cũng vậy, đã có thời cơ thì ắt có lúc mất thời cơ. Thời cơ không vĩnh viễn tồn tại.
Và thực tế đã xảy ra trong năm qua khi bất động sản giảm giá thê thảm, hay nói đúng hơn là đã trở về với giá thực như các chuyên gia về lĩnh vực này phát biểu trên báo chí.
Xem kỹ thống kê 100 gia đình giàu nhất Việt Nam thì thấy: họ giàu lên từ bất động sản là chủ yếu.
Thứ hai là từ tài chính, ngân hàng.
Thứ ba là khai thác, chế biến khoáng sản, hải sản...
Thứ tư là dịch vụ.
Cuối cùng mới là thông tin, truyền thông.
Ta thử nhìn rộng ra thế giới ngày nay xem những người giàu, siêu giàu từ đâu?
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Davos (Thụy Sỹ) tháng 1/2012, khi người ta thống kê những người siêu giàu và xem họ làm giàu từ đâu thì thấy công nghệ và viễn thông là đầu tiên.
Đó là ngành làm giàu lớn nhất của những người siêu giàu trên thế giới.
Thứ hai là khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba là buôn bán (bán lẻ).
Thứ tư là ngành tài chính, đầu tư.
Ít có những người siêu giàu từ bất động sản.
Điều này khiến ta suy nghĩ hay không? Những người giàu trên thế giới ngày nay luôn gắn với những sản phẩm nổi tiếng (máy bay, tầu thủy, các loại xe ôtô, các loại máy tính, điện thoại di động...) gắn với khoa học, với công nghệ tiên tiến.
Họ làm giàu chủ yếu từ chất xám. Đúng ra là biết phát huy chất xám của những người tài. Ta hãy lấy ví dụ người giàu nhất nước Mỹ, tỷ phú Bill Gates. Sản phẩm của ông là hãng máy tính nổi tiếng Microsoft.
Còn người giàu nhất Hàn Quốc là ông chủ của hãng Samsung, ông Lee Kun Hee. Tên tuổi của Samsung gắn với các loại tivi, máy tính, máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại di động nổi tiếng.
Từ đó nói lên điều gì? Nói lên điều mà báo chí vẫn nói: họ làm giàu bền vững. 
Muốn có sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước nhà, phải chăng chúng ta cần một đội ngũ doanh nhân, một tầng lớp người giàu phát triển đúng quy luật, phát triển bền vững, không chỉ dựa vào đất đai, hay tài nguyên thiên nhiên mà phải huy động được nội lực, được chất xám của con người - chất xám của con người Việt Nam vốn thông minh, cần cù, chịu khó... để làm nên những sản phẩm trí tuệ, những sản phẩm từ chất xám của thế giới ngày nay.

Việc làm



Giới thiệu:
MO - là tổ chức chuyên nghiên cứu để đưa ra các giải pháp Marketing Online.
Hiện tại MO đang tập trung vào 6 mảng dịch vụ chính như sau:

1-     Tư vấn Marketing Online 
2-     Cung cấp tài liệu Marketing Online
3-      Tư vấn xây dựng website chiến lược
4-      Cung cấp giải pháp Website Thông Minh 
5-     Đào tạo nhân sự Marketing nòng cốt cho doanh nghiệp
6-     Xây dựng nội dung truyền thông cho doanh nghiệp
7-     Cung cấp nhân sự Marketing Online chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
8-    Cung cấp giải pháp chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp
9-    Triển khai dịch vụ đào tạo trực tuyến cho Doanh Nhân hoặc Diễn giả (Sự kiện trực tuyến)
10-  Hợp tác chiến lược bán hàng cho doanh nghiệp
12-  Cung cấp dịch vụ đào tạo Marketing Online 
13-    Hội thảo Marketing Online
14-    Đặc biệt hiện tại VinaMos đăng triển khai dư án 1 triệu việc làm.

Yêu cầu tuyển dụng đối với ứng viên: 

+ Có tinh thần làm việc tự giác và năng động.
+ Yêu công việc kinh doanh Online
+ Có máy tính và có kết nối Internet
+ Tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học 

Quyền lợi:

+ Thường xuyên được tham gia các khóa huấn luyện Marketing Online đặc biệt.
    - Huấn luyện Offline (Nếu ở TP. Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh)
    - Huấn luyện Online: http://hoaimarketingonline.blogspot.com 
+ Được trao một website bán hàng chuyên nghiệp với các sản phẩm cực Hot và hoa hồng rất cao như:

     - Dịch vụ tư vấn Marketing Online (Được hưởng hoa hồng 30% trên doanh thu)
     - Bộ tài liệu thực hành Marketing Online (Được hưởng hoa hồng 50%)
     - Thiết kế Website Thông Minh (Được hưởng hoa hồng 10% trên doanh thu)
     - Các khóa học (Được hưởng hoa hồng 30% trên doanh thu):    


  Tư vấn trực tuyến

Hotline: 
Tham khảo hợp đồng Cộng Tác Viên
(Bạn hãy tải về để xem) 



HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH
  • Căn cứ  Bộ luật dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
  • Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của mỗi bên.
Hôm nay, ngày    tháng     năm 2013, Chúng tôi gồm có:

BÊN A: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN ĐÀO TẠO TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN VINA (VinaMos)
            Địa chỉ: Lầu 1 số 60 Nguyễn Đình Chiểu – P.Đa Kao - Quận 1 - TP.HCM
             Điện thoại: 08.22.16.332
            Fax : 08.222.02.201
            Mã số thuế : 0 3 1 1 3 6 1 6 3 3
           Tài khoản ngân hàng số: 139917789 - Ngân hàng ACB_PGD Lê Lợi - TP. HCM.
BÊN B : CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH
Họ và Tên :                                         Giới tính :
Ngày/tháng/năm sinh:                        Quốc tịch :                             Tôn giáo:
Số CMND:                                         Ngày cấp:                               Nơi cấp: CA    
Điện thoại:                                          Email:
Địa chỉ :
Tài khoản ngân hàng số:                                        Ngân hàng :
          Sau khi thảo luận, hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh với những điều khoản
          như sau:

ĐIỀU 1 : ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý nhận bên B làm cộng tác viên kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ tìm khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của Bên A và cùng Bên A chăm sóc khách hàng thông qua website : http://hoaimarketingonline.blogspot.com/ (Mỗi cộng tác viên được giao một website riêng được nhân bản từ website này để triển khai quảng cáo tiếp thị và tìm kiếm khách hàng)

ĐIỀU 2 : THÙ LAO CỦA CỘNG TÁC VIÊN KINH DOANH
2.1. Bên B được hưởng thù lao, khi bên B tìm được khách hàng mua  sản phẩm, dịch vụ của của Bên A  trong điều 1, khi đơn hàng đã hoàn thành thì Bên B sẽ nhận được hoa hồng với tỷ lệ như sau:

STT
SẢN PHẨM – DỊCH VỤ
HOA HỒNG
1
VN01
Tư vấn Marketing Online
30%  Doanh Thu
2
VN02
Tài liệu Marketing Online
50% Doanh Thu
3
VN03
Khóa học
30% Doanh Thu
4
VN04
Website Thông Minh
10% Doanh Thu
5
VN05
Dự Án 1 triệu việc làm
50.000 Đồng – Có thể thay đổi nếu phí tăng
6
VN06
Hội thảo
50% Doanh thu (Nếu có doanh thu)
7
VNM
Sản phẩm hay dịch vụ khác của hay đối tác của
Sẽ có thông báo hay phụ lục

2.2. Thời gian thanh toán: Bên A sẽ tổng kết doanh số để tính hoa hồng và thanh toán cho bên B chậm
           nhất ngày 05 hàng tháng của tháng kế tiếp. Bên B phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập
         cá nhân theo quy định của pháp luật khi có thu nhập phát sinh từ hoa hồng mà Bên A chi trả cho Bên B.
            Nếu Khách hàng cũ mua thêm sản phẩm và dịch vụ của Bên A hay giới thiệu cho người khác mua thì
          Bên B sẽ nhận được hoa hồng bằng một nửa tỷ lệ hoa hồng ở trên.


ĐIỀU 3 : QUYỀN LỢI CỦA CỘNG TÁC VIÊN
3.1. Bên B được hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và được cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ công tác giới thiệu khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ  của Bên A.
3.2. Tiền hoa hồng sẽ được Bên A chuyển vào tài khoản của Bên B.
3.3. Bên A không có trách nhiệm thanh toán bất kỳ khoản chi phí, chế độ phát sinh nào khác cho bên B ngoài khoản tiền hoa hồng đã được quy định tại Điều 2.

ĐIỀU 4 : ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG
  • Bên A cam kết tuyệt đối minh bạch với Bên B về quyền lợi. Tất cả các đơn hàng đến với VinaMos đều phải truy tìm nguồn gốc để đảm bảo quyền lợi cho bên B (Xem khách hàng biết tới VinaMos bằng cách gì, nếu đã xem website của VinaMos thì xem bằng đường link nào hay đã cung cấp Email nào khi nhận quà từ website http://hoaimarketingonline.blogspot.com ). Bên A vi phạm sẽ phải bồi thường 100% thiệt hại cho Bên B. Bên B có thể kiểm soát bất cứ khi nào xem Bên A có vi phạm hay không, nếu phát hiện Bên A vi phạm sẽ được thưởng 1.000.000 đồng/ 1 lần vi phạm (Một triệu đồng/ Một lần vi phạm)
  • Nếu Bên B tìm cách gian dối với Bên A thì được coi là vi phạm lớn nhất và hình thức kỷ luật là chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng 100%.
  • Bên B tuyệt đối không dùng hình thức tiếp thị vi phạm pháp luật để tiếp thị website được Bên A giao. Ví dụ gửi thư rác hay đăng tin tự động hàng loạt lên các diễn đàn.
  • Bên B phải đảm bảo mỗi tháng có ít nhất một hợp đồng giao dịch thành công để đảm bảo là bên B vẫn hoạt động và bên A có thể nắm rõ tình hình. Nếu sau 2 tháng mà bên B không có hợp đồng nào coi như bên A hiểu là bên B không hoạt động nữa và sẽ tự động chấm dứt hợp đồng với bên B và sẽ thông báo qua mail.

ĐIỀU 5 : HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
5.1 Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi ký và không xác định thời hạn.
5.2. Bên A có quyền quyết định chấm dứt Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của Bên B.
- Do Bên B vi phạm vào các điều khoản của hợp đồng.

ĐIỀU 6 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
6.1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu phát sinh bất ký khó khăn trở ngại nào, các bên phải thông báo cho nhau cùng bàn bạc tìm biện pháp giải quyết trên cơ sở thương lượng tôn trọng quyền lợi của nhau, nhằm khắc phục giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất và phải được lập thành văn bản.
6.2. Mọi tranh chấp phát sinh liên quan tới hợp đồng này sẽ được các bên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải; trường hợp không thể giải quyết được thì các bên sẽ khởi kiện ra Tòa án Nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh.

ĐIỀU 7 : ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
7.1. Hai bên hiểu rằng đây là hợp đồng cộng tác viên kinh doanh không thể thay thế hoặc được hiểu là hợp đồng lao động, do đó Bên B không được hưởng các chế độ chính sách về lao động của Bên A trong bất kỳ trường hợp nào.
7.2. Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
7.3. Hợp đồng này gồm 2 trang, 7 điều và được lập thành 2 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.

                            ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                              ĐẠI DIỆN BÊN B                                   



  Tư vấn trực tuyến

Hotline: 09

Xu hướng Mobile Marketing tại Việt Nam

Bạn có biết hơn 92% người dùng mobile internet tại Việt Nam là khách hàng của Viettel và iOS của Apple chỉ chiếm 0.46% khách hàng bạn có thể dùng mobile internet  để tiếp cận.

Theo thống kê vào tháng 2/2011 của Comscore thì người dùng di động sẽ sớm bắt kịp và vượt qua số lượng người dùng PC.
Dân số  toàn cầu vào khoảng 6.9 tỉ người thì có đến 5.2 tỉ điện thoại di động, vượt xa con số 1.6 tỉ TV và 1.2 tỉ PC.
Ước tính lượng người dùng internet mobile từ 14 triệu người vào cuối năm 2010 lên đến 788 triệu người vào 2015 (tăng 56 lần). Cuối quý 3/2011, Việt Nam xếp hạng thứ 4 toàn cầu về doanh thu quảng cáo trên Internet di động của mạng lưới BuzzCity.
Tại hội thảo về quảng cáo trực tuyến vào tháng 8 vừa qua, tiến sĩ K.F. Lai, Giám đốc Điều hành công ty Truyền thông Di động BuzzCity, nhấn mạnh rằng ngành quảng cáo và tiếp thị trực tuyến sẽ chiếm 30% thị phần trong ba năm tới. Cho đến tháng 10/2011, lưu lượng truy cập Internet bằng điện thoại ở Việt Nam tăng 400% so với năm trước, và mức tăng có thể vẫn được duy trì khi ngày càng có nhiều dịch vụ giải trí và các nội dung liên quan được phát triển trên Internet di động.
Với mức tăng trưởng đầy lạc quan như thế,  Mobile Marketing như một xu hướng không thể cưỡng lại trong một kế hoạch digital marketing!
Ngoài một số hoạt động như SMS, Bluetooth truyền thống, tiếp cận người dùng di động tại Việt Nam  khi họ sử dụng internet là một cách tương đối phổ biến và hiệu quả.
Để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, cũng như để hiểu rõ hơn về người dùng internet mobile tại Việt Nam, thông qua một thống kê từ các họat động mobile marketing tiếp cận 18.94 triệu  người dùng internet mobile tại Việt Nam, tôi cung cấp một vài số liệu giúp ích bạn.

Đến đây, tôi tin rằng bạn đã hiểu vì sao các chương trình cài đặt GPRS, tải nhạc chuông nhạc chờ vẫn phát với một tần suất dày đặc trên truyền hình và radio.
Cho dù các bạn đồng nghiệp đều dùng smartphone thì đó vẫn chỉ là một số ít người dùng sành điệu trên toàn cầu.
Nếu bạn cũng như tôi, khi số người dùng feature phone quanh bạn chỉ là thiểu số, bạn nên làm gì với một xu hướng không thể cưỡng lại?
Bạn hãy cân nhắc khi đưa mobile vào kế hoạch digital marketing của mình!  
Nếu bạn có kế hoạch mua một smartphone cho bằng chị bằng em, bạn đang rời bỏ 82% người dùng non-smartphone toàn cầu để gia nhập vào một gia đình nhỏ bé và sành điệu!








Nguồn: blog.chamxanh.com

Đo lường hiệu quả – Thế mạnh từ kênh truyền thông mới

Nổi lên gần đây như một kênh thông tin mới đầy tiềm năng, Internet đang thách thức các kênh truyền thống bằng chính những đặc thù riêng như tính gắn kết và khả năng tương tác với người dùng.
Thế nhưng, để truyền thông trực tuyến trở thành đối thủ xứng tầm của các bậc đàn anh, ngoài nỗ lực phát triển các hình thức quảng cáo phát huy hiệu quả thế mạnh đặc trưng của Internet, bước đi đầu tiên cần làm là đo lường hiệu quả truyền thông, trong đó, thông tin  về hành vi người dùng đóng vai trò rất quan trọng.

Đo lường hiệu quả – động lực phát triển online media

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ online media trên thị trường có thể phân ra thành nhiều loại. Đầu tiên là nhóm tiên phong, thường là media planner đang làm việc tại các công ty quảng cáo lớn. Khách hàng của họ vốn không thiếu ngân sách, nhưng khát ý tưởng và đòi hỏi tính hiệu quả cao. Họ cần nhiều hơn các thông tin chung chung như tổng lượt truy cập hay thứ hạng Alexa, vốn không đủ giúp họ bảo vệ quan điểm ủng hộ online trước khách hàng. Thế nên, họ đành dừng lại ở tỉ lệ ngân sách vừa phải, dễ chấp nhận dành cho online media và đặt nó dưới nhãn thử nghiệm. Kế đến là nhóm thận trọng chờ học hỏi từ kinh nghiệm thành công trên thị trường. Cuối cùng là nhóm tùy hứng, hầu hết chưa ý thức trọn vẹn về khái niệm hiệu quả. Họ thường thiếu chiến lược truyền thông rõ ràng nên chưa phải là động lực đáng kể để phát triển online media.
Mặt khác, đo lường trang web còn giúp chủ phương tiện truyền thông hiểu rõ hơn về trang web của mình, từ đó có kế hoạch nâng cấp hoặc cải tiến đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng hoặc người mua quảng cáo. Bên cạnh đó, khi cần truyền thông quảng bá  đến nhóm người dùng, số liệu này giúp họ đưa ra quyết định sâu sát với đặc tính và nhu cầu của đối tượng. Trên thực tế, thu thập số liệu và đo lường hiệu quả không chỉ góp phần vào thành công của chiến dịch truyền thông, mà còn hỗ trợ đáng kể cho nỗ lực thấu hiểu người dùng, từ đó đáp ứng các mong muốn và nhu cầu tiềm ẩn của họ.

Nền tảng đo lường quảng cáo trực tuyến

Hầu hết trang web hiện nay theo trào lưu sử dụng số lượt truy cập hay thứ hạng tại Alexa làm thước đo hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không “giải mã” được các bí mật về đối tượng người dùng và ngữ cảnh tiếp nhận thông điệp truyền thông, dù chỉ là những thông tin đơn giản  như vị trí địa lý, thời điểm, trình duyệt, độ phân giải màn hình, hệ điều hành… Ngoài ra, chưa tính đến hành vi người dùng khi truy cập trang web mới là quan trọng nhất.
Trên thực tế, online media có thể ghi nhận gần như đầy đủ và chính xác quá trình người dùng tương tác trang web, từ đó cho biết đặc tính và số lượng cụ thể của từng hành động hoặc đối tượng web tham gia quá trình tương tác với người dùng. Nói đơn giản, người dùng truy cập vào một trang bất kỳ trên trang web (bằng cách truy vấn địa chỉ URL) đồng nghĩa với tạo ra một lượt xem, còn gọi là lượt truy cập (pageview/hit). Mỗi lượt truy cập đều được ghi nhận kèm theo ngày giờ cụ thể. Với mỗi lần ghé thăm trang web, người dùng có thể truy cập nhiều trang khác nhau, nghĩa là tạo ra nhiều lượt xem. Mỗi lần như vậy được gọi là phiên truy cập (visit/session), gồm nhiều lượt xem, mỗi lượt xem ứng với một trang. Xét trong khoảng thời gian xác định, có thể đếm được lượng người truy cập, họ ghé thăm trang web bao nhiêu lần, tổng cộng đã xem bao nhiêu trang.
Với mỗi phiên truy cập, trang đầu tiên người dùng vào xem gọi là trang khởi đầu (Entry page), trang cuối cùng gọi là trang kết thúc (Exit page). Ngoài ra, các trang từ đó có đường link chuyển đến trang kế tiếp gọi là trang chuyển hướng (Referrer). Nếu bạn có một đường link hay banner đặt trên trang web, hành động nhấn vào đó gọi là Click-through. Tỉ lệ giữa số lần đường link được nhấn vào chia cho số lần đường link được xem gọi là Click-through Rate (CTR). Mặt khác, đối với từng trang, chúng ta biết được bao nhiêu trường hợp trang đó chỉ được xem một lần duy nhất trong suốt phiên truy cập. Nghĩa là, sau khi xem trang đầu tiên, người dùng không xem tiếp trang nào nữa (hành động này gọi là Bounce).
Trong trường hợp này, có thể người dùng chỉ vô tình ghé qua hoặc bị ép buộc vào trang web mà chưa có chủ ý truy cập. Từ đó, ta tính được tỉ lệ Bounce Rate của toàn bộ trang web, dựa vào đó tính được số lượt truy cập thực tế từ những người dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, mỗi hành động của người dùng trên trang web, ví dụ tìm thông tin hay tải tài liệu, được gọi là sự kiện (Event). Ta có thể định sẵn kịch bản gồm nhiều sự kiện nối tiếp nhau để xem xét tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) hành vi người dùng qua từng sự kiện. Tuy nhiên, các chỉ số này nếu đứng riêng lẻ không thể giúp ta phân tích thông tin chi tiết về người dùng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Thực tế cho thấy, cần khai thác số liệu theo kiểu báo cáo động như vậy mới giải quyết được những yêu cầu cụ thể của công việc. Bằng cách ghi nhận hành động trong suốt phiên truy cập của từng người dùng, so sánh với các kịch bản dựng sẵn, người phân tích số liệu dễ dàng xác định được độ vênh giữa cách người dùng sử dụng trang web so với dự kiến, từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Tại các thị trường phát triển, online media thường được khai thác dựa trên nền tảng lượt xem quảng cáo (impression), trong khi ở Việt Nam, hình thức phổ biến nhất là mua quảng cáo theo thời gian đặt banner (display banner).
Hình thức quảng cáo theo impression có ưu điểm tận dụng lợi thế của Internet để tùy biến thông điệp quảng cáo đến người dùng theo từng lượt xem. Khách hàng không cần mua đứt vị trí quảng cáo, thay vào đó, họ chỉ trả tiền theo lượt quảng cáo của họ xuất hiện. Mỗi khi người dùng truy vấn trang web, hệ thống máy chủ quảng cáo (Ad Server) sẽ nhúng vào nội dung trang web gởi đến người dùng banner được lựa chọn ngẫu nhiên theo trọng số từ các banner lưu trữ trong hệ thống. Trọng số này thường được xác định dựa trên tỉ lệ giữa số impression được mua chia cho tổng số impression dự kiến (còn gọi là Inventory) tại vị trí quảng cáo. Ví dụ, vị trí trang chủ chuyên mục Thời Trang của trang web Giải Trí dự kiến mỗi ngày có một triệu impression, thương hiệu Quần Jeans đặt mua 500.000 impression, Quần Tây đặt mua 200.000 impression, và Quần Khaki đặt mua 300.000 impression. Như vậy, tỉ lệ xuất hiện, hay còn gọi là SOV (Share of voice), của ba banner lần lượt là 50%, 20%, và 30%, có nghĩa là trung bình cứ trong 10 lượt xem sẽ có năm lượt xem banner Quần Jeans, tương tự với hai thương hiệu còn lại. Đối với hình thức này, người ta có các cách định giá quảng cáo là CPM (Cost Per Thousand) dựa trên số lượt xem, CPC (Cost Per Click) chỉ tính tiền khi người dùng click vào banner, CPA (Cost Per Acquisition/Lead) chỉ tính tiền nếu giao dịch thành công. Điểm mạnh nhất của hình thức này là khả năng xét thêm các điều kiện lọc cụ thể khi hiển thị banner để tối ưu hiệu quả quảng cáo. Ngoài ra, khách hàng được phép hiển thị nhiều mẫu banner khác nhau tại cùng vị trí quảng cáo, thay vì một mẫu duy nhất từ đầu đến cuối.
Ở Việt Nam hiện nay, chính ưu điểm của CPM lại là trở ngại: với tỉ lệ SOV thấp, nghĩa là inventory lớn hơn rất nhiều so với lượng impression được đặt mua, khách hàng sẽ khó có thể tự kiểm tra sự xuất hiện banner của chính họ. Mặc dù được đơn vị bán quảng cáo cấp quyền truy cập vào hệ thống theo dõi số lần banner được xem, tâm lý chung khách hàng vẫn muốn “tận mục sở thị”. Đối với display banner, băn khoăn này tất nhiên không còn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của display banner là khung thời gian tối thiểu. Nếu cần quảng cáo trong 10 ngày, bạn có muốn phải trả tiền cho thời gian thuê hai tuần?

Giải pháp thực tế – “Đầu tiên” chưa chắc là “Tiền đâu”!

Trước khi phân tích các tiêu chí đo lường như trên cần có giải pháp cung cấp số liệu đầu vào (để chọn lựa kênh truyền thông) và số liệu đầu ra (để đánh giá hiệu quả quảng cáo). Trong khi chủ trang web chưa sẵn sàng đầu tư vào đo lường trang web, người mua quảng cáo thì không muốn trả thêm tiền cho số liệu đánh giá. Vấn đề “đầu tiên” tưởng là “tiền đâu”, lại chính là thái độ lắng nghe và cầu tiến để cùng khai thác các công cụ sẵn có một cách hiệu quả nhất.
Google Analytics, viết tắt là GA, là dịch vụ miễn phí của Google cho phép ghi nhận và lập báo cáo chi tiết về thông tin truy cập của người dùng trang web, chỉ áp dụng với trang web có lượt truy cập hàng tháng không vượt quá năm triệu. GA đáp ứng tốt hầu hết yêu cầu thống kê tình hình hoạt động trang web. Tuy nhiên, GA vẫn còn hạn chế trong khả năng ghi nhận chi tiết từng hoạt trong trong suốt phiên truy cập.  Từ nhược điểm của GA, Google cung cấp giải pháp thương mại Urchin, tuy nhiên đến nay vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam. Mặt khác, thị trường hiện đang xuất hiện hệ thống IOMetric như giải pháp trọn gói hướng đến nhu cầu thông tin về hành vi người dùng, giúp nhận diện được các đặc điểm về sở thích và tính cách của họ. Ngoài ra, IOMetric còn có thể theo sát hành vi người dùng sau khi nhấn vào banner quảng cáo (post-click behavior). Đối với quảng cáo trực tuyến, thông tin này cực kỳ quan trọng và hữu ích, là cơ sở để tìm hiểu nhu cầu, động cơ và diễn biến tâm lý của đối tượng dưới góc độ truyền thông và marketing tích hợp.
Về phía chủ phương tiện truyền thông, các đơn vị có ý thức đầu tư bài bản và chuyên nghiệp cho dịch vụ online media đều xây dựng hệ thống theo dõi và thống kê hiệu quả quảng cáo. Hệ thống này càng đặc biệt cần thiết khi doanh nghiệp chọn lựa hình thức khai thác quảng cáo theo impression. Thông thường, tính năng này tích hợp sẵn trong hệ thống Ad Server, giúp khách hàng chủ động theo dõi sát sao quá trình giải ngân khoản đầu tư của họ vào online media. Với cách tiếp cận mới, hiệu quả truyền thông được cập nhật chính xác và tức thời qua báo cáo thống kê trên Ad Server, chứ không cần áng chừng bằng mắt thường ngay tại trang đặt quảng cáo. Báo cáo thường gồm có số lần banner xuất hiện, số lần click vào banner, số giao dịch thành công (nếu tính theo CPA), kèm theo tỉ lệ chuyển đổi giữa các yếu tố.
Thời khủng hoảng kinh tế, ngân sách dành cho quảng cáo được cân nhắc và săm soi kỹ lưỡng hơn bao giờ hết. Hiệu quả truyền thông buộc phải tăng tốc để tiệm cận với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đối với online media, đo lường là thế mạnh không thể phủ nhận. Nhưng nếu khai thác online media theo cách quảng cáo truyền thống, bạn chấp nhận thua trên chính sân nhà.
Thị trường online media đang mở ra rất nhiều vận hội mới. Để trở thành chàng David  thời nay, dù với vai trò người bán, người mua, hay người kết nối, hãy bắt đầu học cách biến điểm mạnh của online media thành lợi thế cạnh tranh của bạn.
Nguồn : GOMM.COM.VN

Mô hình 4P và Internet Marketing

Trong marketing truyền thống, chúng ta có khá nhiều mô hình dùng để phân tích cho một chiến lược marketing. Dẫu là người thiên về thực hành hay thiên về lý thuyết, người chú trọng hiệu quả hay người thích mô phạm, dù ít dù nhiều khi bắt đầu một công việc marketing, chúng ta đều phải sử dụng một vài mô hình nào đó. Những mô hình này qua tháng năm đã chứng minh được những hiệu quả nhất định của nó, nó giúp cho marketer dễ dàng hơn và có hệ thống hơn trong các phân tích của mình.
5 năm trước khi bắt đầu vào Sony, chuyển từ làm marketing truyền thống sang internet marketing. Khi đó internet marketing còn khá mới mẻ, đặc biệt là ở Việt Nam – ngay cả trên thế giới khi đó cũng chưa phổ biến cụm từ này, đa số những người làm marketing online đều tự vạch ra những cách làm riêng cho mình. Khi đó tôi thường trăn trở một câu hỏi, làm thế nào để ứng dụng / hoặc nâng cấp những mô hình marketing hiện có sang cho internet marketing.
Và khi nghiên cứu thêm trên internet, tôi phát hiện ra là câu hỏi đó không chỉ của riêng tôi mà rất nhiều người cùng chung suy nghĩ đó. Sau thời gian lăn lộn trong lĩnh vực này, tôi rút ra được một số tổng hợp cho mình. Dự định sẽ viết thành một lọat bài, tổng hợp cho mình và cũng để chia sẻ với mọi người – hy vọng có thời gian tôi sẽ viết đều đặn hơn. Và tôi bắt đầu lọat bài với mô hình cơ bản nhất của Marketing – 4P.
Marketing Mix – một cụm từ đã quá quen thuộc với dân làm marketing. Ở marketing truyền thống chúng ta có 4P và sau này được nâng cấp lên 7P.
Rất nhiều người, thậm chí là những người đang làm marketing đôi khi có suy nghĩ, marketing chỉ gói gọn trong chữ P cuồi: Promotion. Họ chăm chăm làm khuyến mãi, tổ chức event, roadshow, họp báo linh đình. Nhưng tôi viết thứ tự của 4 chữ này không phải ngẫu nhiên mà sắp theo thứ tự quan trọng, và với tôi trong những việc trên thì cái việc mà marketer làm nhiều nhất lại là ít quan trọng nhất. Chúng ta làm nhiều nhất vì nó là bề nổi, và vì nó chiếm rất nhiều thời gian và công sức của chúng ta. Nhưng công việc này không nên hẳn quá nặng nề vì bên cạnh chúng ta còn có các agency giúp triển khai những công việc này.
4P – là ghép từ 4 chữ Product – Price – Place – Promotion.
Với tôi quan trọng nhất vẫn là sản phẩm, muốn thành công trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, điều quan trọng là phải có sản phẩm tốt, sản phẩm không tốt thì dẫu cho các yếu tố sau có làm tốt mấy đi nữa thì xác suất thành công sẽ giảm đi rất nhiều.
Kế đến là giá của sản phẩm, điều này quan trọng không kém, chúng ta đã từng chứng kiến nhiều sản phẩm tuy rất tốt, các hoạt động marketing rầm rộ, nhưng chính bước định giá sai đã làm hỏng tất cả. Tôi nhớ vào khoảng giữa năm 2006, khi Ford ra mắt thị trường Việt Nam dòng xe Focus S 5 cửa, người dùng Việt Nam vô cùng háo hức chờ đợi, đây là dòng xe thành công rất lớn ở Châu Âu và Mỹ, thậm chí Ford đã dùng Focus S để tham gia các giải Rally và cũng đã rất thành công. Do đó không có gì phải bàn cãi về kiểu dáng cũng như chất lượng của xe.
Tuy nhiên khi ra mắt, với mức giá hơn $38000, qua thời gian Focus S đã chứng minh rõ ràng đã thất bại ở thị trường Việt Nam với số lượng bán ra lèo tèo. Vì tuy rất tốt, tuy nhiên Focus S vẫn chỉ là dòng xe tầm trung, nhưng với mức giá trên của Ford, quá đắt so với yêu cầu của người tiêu dùng tầm trung, còn với những người chịu trả mức giá cao hơn, khi đã đến 38000, họ sẽ nghĩ đến việc trả thêm một số tiền nữa để sở hữu dòng xe cao hơn. Nếu bàn thêm đến việc phân khúc khách hàng cho dòng sản phẩm này thì ta sẽ thấy Focus S càng sai lầm hơn với mức giá trên. Tôi nghĩ giá như Ford đặt một mức giá hợp lý hơn vào khoảng 30.000, câu chuyện có thể đã khác hẳn.
Place – một câu chuyện khác về kênh phân phối mà tôi nhớ mãi: Bia Laser. Sản phẩm không hẳn là hoàn hảo nhưng chắc chắn không phải là tệ. Giá cả – có thể là một sai lầm khi mà Laser chen chân vào một phân khúc quá nhỏ giữa Tiger và Heineken. Promotion – không thể đánh giá thấp những chiến dịch rầm rộ với cường độ rất cao của THP. Nhưng cuối cùng THP đã thua trong cuộc chạy đua về kênh phân phối với Bia Sài Gòn, Tiger, Heineken. Và tôi cho đây là vấn đề cốt lõi làm nên sự thất bại của Laser.
Đó là mô hình 4P, nó ra đời khá lâu. Qua thời gian có một số người cho rằng 4P không còn phù hợp, chính xác hơn là không đủ, nên họ “phát minh” ra cái 7P mang tính “nhân văn” hơn, thêm vào 3 cái nữa là People, Process, Physical Evidence. Tôi thì vẫn cho rằng 3 cái mới thêm vào thật chất chỉ là khai triển rộng hơn từ 4 cái kia.
Đó là mô hình marketing mix truyền thống. Vậy khi ứng dụng sang Internet Marketing thì những thành phần này sẽ ra sao? Đã có một số ý kiến cho rằng nên ánh xạ từ 4P sang 4C cho Internet Marketing, cụ thể Product tương đương với Customer Solution, Price <-> Customer Cost, Place <-> Convinience, Promotion <-> Communication.
Tuy nhiên với quan điểm của mình, tôi vẫn nghĩ 4P vẫn có thể ứng dụng cho Internet Marketing như tên gọi của nó.

PRODUCT

Đầu tiên, Product. Vấn đề quay trở lại vô cùng đơn giản, concept của sản phẩm thế nào? Đánh vào nhu cầu nào của khách hàng. eBay đã rất thành công khi là sản phẩm đầu tiên phục vụ cho nhu cầu đơn giản của khách hàng, bán đồ cũ với giá cao nhất có thể, và họ đã đưa ra một sản phẩm vô cùng độc đáo thời điểm đó, một mô hình đấu giá, giao lưu mua bán qua mạng mà với eBay, nó giải quyết được những điểm yếu của internet là tính không chắc chắn, người bán người mua không ai biết ai, không ai tin ai hoàn toàn. Youtube ra đời với một nhu cầu đơn giản, chia sẻ hình ảnh mãi chán rồi, thích chia sẻ video cơ! Và họ giải quyết bài toán định dạng file và streaming khá hoàn hảo.
Gút lại vấn đề, sản phẩm vẫn là điểm quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để định hình được một sản phẩm online tốt? Tôi cho bám sát những yếu tố sau đây sẽ góp phần vào điều đó:
- Concept: Trước hết vẫn là đi từ một concept độc đáo, những nhu cầu chưa được giải quyết, marketer cần có những nghiên cứu thị trường những phân tích tổng quát và những nắm bắt nhạy bén để phát hiện ra những ý tưởng sơ khai này, sau đó với những nghiên cứu thị trường, những phân tích sâu hơn nhu cầu, về phân khúc khách hàng…
- Chức năng (Functional): Từ những phân tích trên, ta thiết kế lên những chức năng để giải quyết những nhu cầu đã vạch ra – nhu cầu ở đây chính là nhu cầu của khách hàng. Bất cứ khi nào trong một phân tích nào, người marketer cũng phải luôn nhủ rằng chúng ta phải phân tích đứng trên góc độ của khách hàng mục tiêu của mình. Marketer có thể là một người già nua cổ hủ, nhưng khi làm sản phẩm cho teen thì phải đứng trên góc độ của teen mà phân tích – Nhưng tốt nhất đừng để việc này xảy ra, bắt ông già suy nghĩ kiểu teen thì có ngày cả công ty nhảy lầu.
- Tiện dụng (Usablity): Một concept tốt, những chức năng đáp ứng đúng nhu cầu, tất cả phải đi đôi với việc triển khai tốt, ở bước này, những phân tích về Usability, GUI sẽ là vô cùng cần thiết.
- Hiệu năng (Performance): Đây là yêu cầu cuối sau khi đã thỏa mãn những yêu cầu trên. Một dịch vụ tốt, chức năng hoàn hảo, dễ sử dụng. lại load với tốc độ của rùa hoặc ốc sên, thỉnh thỏang rơi tự do hoặc treo vô thời hạn. Đó không phải là một sản phẩm tốt. Đó là cái cách “tống cổ” user ra khỏi website của chúng ta hiệu quả nhất.
Tôi vạch ra 4 điểm trên mà tôi cho là quan trọng khi thiết kế một sản phẩm online theo dạng user-generated content – nôm na là dạng web2.0, sẽ còn có những điểm thêm vào với một dịch vụ e-commerce hoặc các dịch vụ khác.

PRICE

Có thể chúng ta sẽ nói, trên môi trường online thì đừng nói đến Price, giống như câu nói của Google – Don’t be Evil. Thật vậy với đa số những dịch vụ gần như là hoàn hảo và được cung cấp miễn phí. Việc nghĩ đến thu tiền user thật sự là một việc “liều lĩnh” – tất nhiên vẫn có những dịch vụ sống tốt nhờ thu tiền user, nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Vậy yếu tố Price xem như bỏ đi khi áp dụng internet marketing? Không, tôi nghĩ nên đánh giá vấn đề theo một góc nhìn khác, price là một yếu tố mà tất cả những gì người sử dụng phải “trả giá” cho dịch vụ của chúng ta. Tôi thích nhìn hiện tượng này theo kiểu giá âm, khi chúng ta sản xuất một ấm trà, khách hàng mua ấm trà của chúng ta bán, họ trả cho chúng ta một khoảng tiền, đó là giá dương – lợi ích về tay chúng ta (tất nhiên là khách hàng cũng có lợi của họ – nhưng ở đây chúng ta không bàn khía cạnh đó). Còn với một dịch vụ online, khách hàng có lợi khi họ dùng dịch vụ của chúng ta (còn chúng ta có lợi từ một hướng khác – cũng là một khía cạnh khác không bàn tới). Hiểu theo một hướng khác, đó là một dạng benefit cho khách hàng, dịch vụ càng mang lại lợi ích nhiều cho khách hàng, dịch vụ đó có giá trị dương với họ – mà họ lại không trả một chi phí nào – nghĩa là họ đang trả một chi phí âm cho dịch vụ đó, và chi phí âm này càng cao thì chứng tỏ chúng ta đang đưa ra mức giá tốt.
Tất nhiên không phải vì vậy mà chúng ta nhồi nhét hàng tỉ chức năng vào dịch vụ, xin nhấn mạnh rằng “benefit” này không đo bằng số lượng mà nó đo bằng mức lợi ích mà những gì người dùng có được.

PLACE

Một lần nữa, câu hỏi là môi trường internet không có biên giới, thế thì mạng lưới phân phối là vô nghĩa? Mạng lưới phân phối ở đây có thể hiểu là sự thuận tiện của khách hàng. Twitter có thể dễ dàng sử dụng từ trang web chính của mình, nhưng twitter vẫn cung cấp thêm những widget để dùng cho Daskboard của máy Mac, những addons để dùng cùng với Firefox. Flickr đã vô cùng tiện lợi với trang web, nhưng Flickr vẫn liên tục cập nhật công cụ upload Flickr Uploadr của mình, và gần như tất cả những dịch vụ thành công hiện nay đều xây dựng nhưng API riêng để kết nối với dịch vụ của mình.
Ngày nay với việc phát triển các thiết bị Mobile, các site còn phải xây dựng thêm những công cụ phân phối dịch vụ của mình trên điện thoại di động, Flickr, Facebook, Amazon, eBay… đều đã và đang làm rất tốt những việc này.
Tất cả những điều đó là việc mở rộng khả năng phân phối của mình – Place.

PROMOTION

Cũng như Marketing truyền thống, đây là công việc chiếm nhiều thời gian của chúng ta. Khác với Marketing truyền thống, tôi cho rằng chữ P cuối này đối với marketing online chiếm vai trò quan trọng hơn. Với kinh doanh truyền thống, trong một vài trường hợp chúng ta có thể hoạt động không có chữ P này, có những sản phẩm khi sản xuất ra không hề đưọc quảng cáo mà đưa thằng về tiêu thụ ở các thị trường miền Tây, và đa số những sản phẩm này khi nêu tên thì không ai biết, nhưng họ vẫn sống được.
Tuy nhiên với Internet, nếu làm như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta xây một công viên giải trí ngoài đảo và không cung cấp cáp treo, bến tàu, hay sân bay… Khách hàng có thể tự bơi ra chơi nếu muốn.
Các công cụ để quảng bá cho internet thì như chúng ta đã biết rất nhiều: SEO, Social Marketing, Display Ads, Email Marketing, Affiliate Marketing… Vấn đề cốt yếu là việc chúng ta triển khai và ứng dụng những công cụ này như thế nào. Vấn đề này có lẽ đã rất nhiều người bàn luận và sẽ còn bàn luận nhiều.
Còn rất nhiều vấn đề để nói tiếp như việc sản sinh lợi nhuận, việc duy trì cộng đồng, xây dựng nội dung… Nhưng phần vì đã quá khuya mắt mở không lên nữa, phần vì trong khuôn khổ chủ đề này tôi chỉ nói về việc áp dụng 4P và Internet Marketing. Và chúng ta còn rất nhiều mô hình phân tích khác trong marketing mà tôi xin hẹn lại trong một chủ đề khác.
Nguồn : vnBrand

 
Design by Wordpress Theme | Bloggerized by Free Blogger Templates | JCPenney Coupons
Blogger Gadgets